Vách ngăn văn phòng thường có cấu tạo rất đơn giản, gọn nhẹ. Tuy nhiên quá trình lắp đặt thiết bị này lại diễn ra tương đối phức tạp nên khách hàng không thể tự lắp. Chủ yếu việc này do đơn vị chuyên nội thất tiến hành. Để mang lại thời gian sử dụng cao cũng như là tránh được các lỗi kỹ thuật xảy ra trong quá trình làm việc, thì phải tìm cho mình đơn vị thi công uy tín, đáng tin cậy.
>>>Đừng bỏ lỡ: Tấm Chắn Bàn Làm Việc Giải Pháp Tối Ưu Cho Văn Phòng Nhỏ
1. Vách ngăn là gì?
Đây là loại vách dùng để ngăn cách các vị trí các nhân viên ngồi cạnh nhau. Đây là một sản phẩm vô cùng sang trọng bắt đầu từ khoảng những năm 1999-2000. Ngày nay, trong các văn phòng và công sở hiện đại thì loại vách để ngăn này đã trở nên rất phổ biến. Những mẫu vách ngăn văn phòng không chỉ tạo được không gian riêng tư hay phân chia bàn làm việc cụ thể mà còn mang lại rất nhiều lợi ích cho dân công sở.
Hiện nay đa số đều sử dụng vách ngăn văn phòng để tạo không gian làm việc cho mọi nhân viên. Việc này sẽ giúp cho các nhân viên có tinh thần thoải mái trong công việc. Bên cạnh đó, họ cũng cảm thấy không gian làm việc của mình được tôn trọng.
2. Hiện nay có mấy loại vách ngăn văn phòng?
Hiện nay có các loại vách ngăn văn phòng đẹp phổ biến như sau:
- Vách bằng gỗ
- Vách bằng gỗ kết hợp kính
- Vách bằng nỉ
- Vách bằng nỉ kết hợp kính
2.1. Vách bằng nỉ
Bề ngoài loại vách này được bọc vải nỉ. Bạn có thể chọn lựa màu sắc cũng như chất liệu vải. Do đó, loại vách này đa dạng về màu sắc, có những màu như: xanh, xanh da trời, xanh lá, xanh cốm, hay là màu đỏ, vàng,… Hầu hết các loại vách ngăn đẹp làm bằng vải nỉ đều có màu xanh hoặc là màu có thể đem đến cảm nhận dịu nhẹ, mát mắt.
2.2. Vách bằng gỗ kết hợp kính
Là một sự kết hợp hài hòa giữa chất liệu vách bằng gỗ và kính. Việc này nhằm tạo ra sự tinh tế, khác biệt, và hơn nữa còn đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ cũng như thị hiếu người tiêu dùng. Phần vách kính sẽ tạo ra một không gian thoáng đãng, và có tầm nhìn xa. Nó sẽ giúp bạn quan sát và có cái nhìn rộng hơn trong cùng không gian.
2.3. Vách bằng bằng gỗ
Đây là một trong những chất liệu phổ biến trong tất cả các loại vách ngăn. Gỗ ngoài việc làm vách văn phòng còn được sử dụng làm vách di động, ốp tường, sàn nhà, hay là làm bàn ghế, tủ kệ,… Thường thì chúng được phủ bởi Laminate, Melamine, hoặc Veneer đa dạng về màu sắc.
Những giá vách ngăn bằng gỗ cũng đảm bảo được độ bền đẹp và khả năng chống xước. Bên cạnh đó, khả năng chống thấm nước và ngăn ngừa oxi hóa là những ưu điểm vượt trội mà bạn không thể bỏ qua.
2.4. Vách bằng nỉ kết hợp kính
Đây là sự kết hợp tinh tế của chất liệu nỉ và kính, nhằm mang đến vẻ đẹp sang hiện đại. Với thiết kế phần vách dưới được bọc vải nỉ với màu sắc trang nhã, phần trên là kính mang lại sự thông thoáng cho không gian làm việc nhưng vẫn đảm bảo được sự riêng tư.
Vách này được sử dụng trong các văn phòng làm việc, với mục đích để tạo ra các ô làm việc độc lập cho từng nhân viên. Kích thước của vách tùy thuộc vào nhu cầu và tuỳ thuộc không gian lắp đặt. Sản phẩm sẽ được Nội thất The One báo giá sau khi bạn chọn chất liệu và kỹ thuật viên đo đạc tại địa điểm thực tế.
3. Hướng dẫn cách lắp đặt vách ngăn văn phòng từ A-Z
Sau khi hoàn chỉnh tất cả phần mái, sàn, hệ thống điện, nước, trần, thì người ta tiến hành lắp vách ngăn văn phòng. Để lắp đặt hệ khung, thì ta thực hiện các bước sau:
Bước 1: Tiến hành lắp thanh ngang TC66 hoặc TC76
Xác định vị trí lắp thanh ngang trên sàn và trần nhà (kiểm tra bằng quả dọi và kiểm tra độ vuông góc của thanh ngang với tường nhà). Sau đó, kiểm tra độ sai lệch giữa 2 thanh không quá 2mm, độ hở giữa thanh và sàn/ trần không quá 5mm. Cố định mỗi thanh bằng 4 vis mũ, và khoảng cách giữa các vis là 500mm.
Bước 2: Tiến hành lắp thanh đứng TC65 hoặc TC75
Tiến hành lắp các thanh đứng vào thanh ngang, một đầu của thanh đứng sẽ cách trần 6÷10mm. Khoảng cách giữa các thanh đứng là 600mm (hoặc 406, hoặc 305mm) tùy theo bề rộng của tấm thạch cao. Bạn kiểm tra độ phẳng các thanh đứng bằng cách dùng dây căng ngang và sau đó kiểm tra khe hở giữa dây và thanh. Bạn cố định các thanh bằng vis mũ hoặc rivê.
Bước 3: Tiến hành lắp thanh liên kết ngang
Để khung vách ngăn bàn làm việc được ổn định, ta nên lắp các thanh liên kết ngang. Khoảng cách giữa các thanh này là khoảng 600mm. Bạn cần lưu ý, sau khi thi công xong phần khung của vách, bạn phải chờ các bộ phận khác như: điện, nước,… lắp đặt xong rồi bạn mới lắp tấm thạch cao.
Bước 4: Bạn tiến hành lắp tấm thạch cao lên khung vách
Tấm thạch cao sẽ được lắp từ trần trở xuống và cách sàn tối thiểu là 10mm để tránh ẩm. Vách thạch cao 1 lớp khi bắt lên khung thì khoảng cách vis theo cạnh biên của tấm là 200mm, còn chính giữa tấm là 300mm. Bạn nên đánh dấu vị trí lỗ cần khoét trên vách.
Bước 5: Xử lý
Tiến hành xử lý các mối ghép bằng băng lưới và bột trét. Nếu vách dài trên 10m thì cứ mỗi 5m nên tạo thêm đường gioăng để tránh được hiện tượng nứt.
Bước 6: Tiến hành vệ sinh, nghiệm thu và bàn giao sản phẩm
Khung vách ngăn đều phải được xử lý sạch bề mặt. Do đó, trong quá trình lắp ráp khung thì bạn nên mang găng tay sạch. Bên cạnh đó, bạn cũng không để khung vách ở dưới đất để giảm thiểu việc vệ sinh.
Trên đây là toàn bộ hướng dẫn lắp đặt vách ngăn văn phòng cụ thể nhất. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn về cách lắp vách ngăn. Nếu khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm vách ngăn, hãy liên hệ với Nội thất The One để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể khi mua hàng.
Địa chỉ liên hệ:
- Miền Nam: 389-391 Điện Biên Phủ, P.25, Quận Bình Thạnh, TP HCM
- Hotline: 0903.758.775 – 0909.916.682 – 0909.129.135 – 0909.646.682
- Miền Bắc: 104-106 Phố Tân Mai, Q. Hoàng Mai, Hà Nội
- Hotline: 0903.420.678 – 0903.458.112 – 0934.658.112 – 0902.438.438
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Top 10 Kệ Sách Đứng Giá Rẻ Đáng Mua Nhất 2023
Những Bộ Bàn Ghế Sofa Đẹp Nhất Cho Văn Phòng Năm 2022
5 Cách Sắp Xếp Bàn Làm Việc Hiệu Quả Chuyên Nghiệp
Bàn Ghế Inox Hòa Phát – Thương Hiệu Uy Tín, Sản Phẩm Chất Lượng