Các loại gỗ công nghiệp là một sáng kiến vĩ đại cho ngành nội thất. Trước tình trạng rừng bị chặt phá thì đây là giải pháp giúp bảo vệ môi trường thiết thực nhất. Hiện nay có nhiều loại gỗ công nghiệp khác nhau trên thị trường với nhiều thành phần khác nhau. Dựa vào ưu nhược điểm của chúng mà người ta sử dụng làm bàn trà, ghế, kệ tivi, hay là những đồ nội thất nhà bếp, nhà tắm.
1. Gỗ công nghiệp là gì?
Gỗ công nghiệp có có tên gọi trong tiếng Anh là Wood Based Panel. Đây là một thuật ngữ để phân biệt các loại gỗ công nghiệp với gỗ tự nhiên. Gỗ tự nhiên là loại gỗ được lấy trực tiếp từ thân cây. Còn gỗ công nghiệp là gỗ sử dụng các hóa chất hoặc keo để kết hợp các vụn gỗ lại thành một tấm gỗ.
Các loại gỗ công nghiệp được làm từ các nguyên liệu tận dụng hoặc nguyên liệu thừa của cây gỗ tự nhiên. Vì vậy nhiều người dễ hiểu nhầm đây là một loại gỗ rẻ tiền và kém chất lượng, nhưng sự thật lại không phải vậy.
Có nhiều loại gỗ công nghiệp cao cấp có vẻ đẹp cực kỳ hiện đại và tinh tế. Chúng đã được sử dụng phổ biến trong thiết kế nội thất. Và vẻ đẹp của loại gỗ này không kém gì các loại gỗ tự nhiên. Hiện nay trên thị trường gỗ công nghiệp thường có 2 thành phần cơ bản, đó là lớp bề mặt và cốt gỗ công nghiệp.
2. Các loại gỗ công nghiệp phổ biến nhất hiện nay
Hiện nay có nhiều loại gỗ công nghiệp khác nhau với nhiều ưu nhược điểm khác nhau. Tuy nhiên các loại gỗ công nghiệp được nhiều người ưa chuộng nhất phải kể đến những loại gỗ dưới đây.
2.1 Gỗ công nghiệp Plywood
Plywood có nghĩa là gỗ dán hay là ván ép. Chúng được ra đời từ những năm 1980 tại NewYork. Đến đầu những năm 1990, loại ván ép này đã xuất hiện tại các công ty quốc doanh tại Việt Nam.
Gỗ Plywood được tạo ra từ nhiều lớp ván cực kỳ mỏng có cùng kích thước. Chúng được xếp chồng lên nhau một cách liên tục đúng theo hướng của đường vân gỗ. Các lớp này được thường sẽ được dán lại với nhau bằng keo Phenol hoặc keo Formaldehyde. Sau đó chúng sẽ được ép bằng máy ép thủy lực, từ đó tạo ra ván gỗ plywood, hay còn được gọi là ván ép.
Ưu điểm:
Gỗ Plywood có những ưu điểm như sau:
- Khả năng chịu lực của gỗ tốt, ít bị biến dạng hay là cong vênh.
- Hạn chế mối mọt, có khả năng kháng ẩm tốt, phù hợp sử dụng trong môi trường có độ ẩm cao.
- Khả năng bám dính và bám vít của gỗ Plywood tốt.
- Giảm thời gian xử lý nguội vì đã được trà nhám mịn bề mặt.
Nhược điểm:
Tuy nhiên, gỗ Plywood cũng có một số hạn chế như sau:
- Nếu không được xử lý đạt tiêu chuẩn thì ván gỗ dễ bị cong vênh, bề mặt gồ ghề và không bằng phẳng. Khi đó ván gỗ cũng dễ bị tách lớp khi ở môi trường có độ ẩm cao.
- Khả năng kháng mối mọt thấp nếu xử lý không tốt trước khi ép ván.
- Màu sắc tự nhiên không được đồng đều như gỗ công nghiệp MDF, MFC.
Ứng dụng:
Vì kết cấu gỗ Plywood dẻo dai và chống thấm nước, nên chúng được ứng dụng vào nội thất sàn gỗ. Vách ngăn CNC, dán phủ bề mặt của các sản phẩm nội thất đa số cũng là sản phẩm từ gỗ Plywood.
2.2 Gỗ công nghiệp MFC
MFC là viết tắt của Melamine Faced Chipboard (có nghĩa là Ván mặt Melamine). Nguyên liệu để làm nên cốt gỗ này là từ gỗ rừng trồng (rừng được phép khai thác).
Gỗ chủ yếu thu hoạch từ cây ngắn hạn như cây keo, bạch đằng, cao su. Sau đó, tại nhà máy, qua quá trình băm nhỏ và kết hợp với keo, chúng được ép lại thành từng tấm dưới áp suất lớn. Sau đó, chúng được phủ lớp Melamine trên bề mặt để bảo vệ. Lớp này giúp chống trầy xước và thấm nước.
Ưu điểm
Dưới đây là những ưu điểm của gỗ công nghiệp MFC:
- Thân thiện với môi trường và giúp đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng
- Chống hiện tượng cong vênh, bong tróc và mối mọt
- Chống ẩm tốt nên phù hợp với một số vùng miền hay mưa nhiều
- Bề mặt Melamine đa dạng màu sắc, dễ ứng dụng trong thiết kế
- Giá cả phải chăng
- Dễ dàng vệ sinh nhờ có bề mặt Melamine trơn nhẵn
Nhược điểm
Những nhược điểm của gỗ MFC:
- Khả năng chịu nước của gỗ MFC thấp
- Lớp keo bên trong dễ bung
- Bề mặt và khả năng chịu lực không tốt bằng gỗ tự nhiên
Ứng dụng
Gỗ MFC là một trong các loại gỗ công nghiệp làm nội thất, chẳng hạn như bàn làm việc, bàn học sinh,… Gỗ MFC lõi xanh là nguyên liệu chuyên dùng để sản xuất nội thất cao cấp. Loại gỗ lõi xanh có thể chống nước, chống ẩm và chống mối mọt hiệu quả nhờ vào lớp keo xanh chống ẩm nổi trội.
2.3 Gỗ công nghiệp MDF
MDF là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Medium Density Fiberboard (có nghĩa là ván sợi mật độ trung bình) Đây là gỗ làm từ cốt gỗ được tạo nên từ quá trình nén. So với MFC, MDF được sản xuất từ nguyên liệu bột gỗ nên bề mặt gỗ mịn, không có dăm gỗ thô to.
Ưu điểm
Gỗ MDF có những ưu điểm nổi trội như sau:
- MDF dễ gia công, có giá thành thấp hơn gỗ tự nhiên
- Độ bám sơn cao, thích hợp với những sản phẩm cần trang trí nhiều màu sắc
- Dễ dàng tạo dáng uyển chuyển cho sản phẩm
- Bề mặt phẳng, nhẵn, rộng nên thích hợp thiết kế sản phẩm kích thước lớn mà không cần phải chắp nối
- Thời gian gia công nhanh, giúp tiết kiệm nhiều chi phí
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm, gỗ MDF có những nhược điểm như sau:
- Khả năng chịu nước kém
- Dễ bị mẻ cạnh
- Hạn chế về độ dày nên phải kết hợp nhiều tấm lại với nhau
- Không thể trạm trổ trực tiếp mà phải kết hợp với công nghệ in vân gỗ
Ứng dụng
Bề mặt gỗ công nghiệp MDF thường được phủ một lớp Melamine hoặc Laminate để tạo họa tiết hay hoa văn giả. Đây là loại gỗ được ứng dụng trong sản xuất và trang trí các loại nội thất như bàn ghế, tủ, giường ,kệ…
2.4 Gỗ công nghiệp HDF
Gỗ HDF có tên gọi đầy đủ trong tiếng Anh là High Density Fiberboard. Loại gỗ khắc phục nhiều nhược điểm của các loại gỗ ván dăm như MDF, MFC và nâng cao chất lượng cho cốt gỗ. Gỗ sợi HDF có tính bền bỉ và khả năng chịu lực cao.
Ưu điểm:
Gỗ ép tấm HDF có rất nhiều đặc điểm nổi bật hơn các loại gỗ công nghiệp khác:
- Bề mặt rất nhẵn mịn, không thô ráp và không có dăm gỗ. Tấm gỗ có kết cấu đặc sánh và không có khoảng rỗng li ti.
- HDF thường sẽ được sức ép dưới áp suất 850 – 870 kg/cm2 để định hình.
- Các phân tử liên kết chặt chẽ với nhau nên khả năng giãn nở rất thấp, đảm bảo độ bền và hạn chế hư hại.
- Có khả năng cách âm và chống ồn của HDF rất tốt.
- Có khả năng chống mối mọt tốt.
- Không gây dị ứng.
>>>Xem thêm: Các thương hiệu gỗ công nghiệp nổi tiếng hiện nay
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm thì gỗ HDF còn tồn tại những nhược điểm sau đây:
- Có giá thành đắt hơn tất cả các loại gỗ công nghiệp.
- Chỉ có thể thi công được những sản phẩm nội thất dạng phẳng hoặc kết hợp thêm nẹp để làm điểm nhấn.
- Khó để phân biệt được với gỗ MDF (tiêu chuẩn) bằng mắt thường.
Ứng dụng
Gỗ HDF có những ứng dụng phổ biến được nhiều người ưa chuộng như sau:
- Đồ nội thất từ gỗ HDF
- Sàn gỗ HDF
- Cửa gỗ HDF
3. Bảng giá các loại gỗ công nghiệp (giá tham khảo)
Dưới đây là bảng giá các loại gỗ công nghiệp (giá có thể thay đổi theo từng thời điểm). Bạn có thể tham khảo để lựa chọn loại gỗ phù hợp với nhu cầu sử dụng và phù hợp với chi phí bạn có thể bỏ ra nhất.
Loại gỗ công nghiệp | Kích thước tấm | Giá tham khảo |
Plywood | 1220 x 2440mm | 125.000 – 360.000 tùy từng độ dày và lớp phủ bề mặt |
MFC | 1220×1440mm | 285.000 – 500.000đ/ tấm tùy từng độ dày |
MDF | 1220×1440mm | 150.000 – 400.000Đ tùy từng độ dày |
HDF | 1220x2440mm
1830×2440mm |
Giá từ150.000-1.4000.000Đ |
Trên đây là thông tin về các loại gỗ công nghiệp phổ biến mà bạn thường gặp trên thị trường. Trước khi quyết định mua sản phẩm được làm từ loại gỗ nào, bạn nên chú ý tới những ưu điểm, nhược điểm của chúng. Điều này sẽ khiến bạn có lựa chọn đúng đắn hơn. Nếu bạn muốn được tư vấn chi tiết hơn, hãy liên hệ Nội Thất The One, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn nhiệt tình nhất có thể.
Thông tin liên hệ:
- Miền Nam: 389-391 Điện Biên Phủ, P.25, Quận Bình Thạnh, TP HCM
- Hotline: 0903.758.775 – 0909.916.682 – 0909.129.135 – 0909.646.682
- Miền Bắc: 104-106 Phố Tân Mai, Q. Hoàng Mai, Hà Nội
- Hotline: 0903.420.678 – 0903.458.112 – 0934.658.112 – 0902.438.438
- Fanpage: https://www.facebook.com/noithattheonetphcm
>>> ĐỌC THÊM:
- Sàn Gỗ Công Nghiệp Loại Nào Tốt? Những Hạn Chế Khi Sử Dụng
- Giải đáp thắc mắc: Da PVC Là Gì? Tính Ứng Dụng Của Da PVC
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
13+ Mẫu Ghế Sofa Dài Ấn Tượng Và Thịnh Hành Nhất
Cẩm Nang Chọn Kích Thước Bàn Họp Tiêu Chuẩn Cho Văn Phòng
Tiêu Chí Lựa Chọn Bàn Giám Đốc Hiện Đại Năm 2022
Top 3 Loại Ghế Ngủ Trưa Văn Phòng Tiện Dụng Nhất